Quy trình sa thải nhân viên tại doanh nghiệp theo quy định pháp luật

 



Quy trình sa thải nhân viên tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật thực hiện như thế nào, và trong trường hợp nào thì người lao động bị doanh nghiệp sa thải. Cùng tìm hiểu bài viết sau để biết thêm thông tin.

1.    1. Những trường hợp nào người lao động bị sa thải đúng luật

Từ ngày 1/1/2021 Bộ luật lao động 2019 bắt đầu có hiệu lực, bộ luật có nhiều điều chỉnh thay đổi về các quyền và lợi ích của người sử dụng lao động (NSDLĐ) và người lao động (NLĐ). Trong đó có nội dung liên quan đến việc NSDLĐ được sa thải NLĐ.

Cụ thể tại điều 125 bộ luật lao động 2019 đã đề cập đến các trường hợp NSDLĐ được sa thải NLĐ, được tóm tắt lại như sau:

- NLĐ tự ý tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà ko có lý do chính đáng.

- NLĐ có các hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, sử dụng chất cấm, cố ý gây thương tích tại nơi làm việc

- NLĐ có hành vi gây đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản hoặc thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của NSDLĐ

- NLĐ bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật.

-NLĐ có các hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc 

- Hoặc NLĐ có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của NSDLĐ



>>> DÀNH CHO BẠN: PHẦN MỀM ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN - HOẠCH ĐỊNH NHÂN TÀI

2. Trường hợp nào đối với NLĐ nữ không bị sa thải

NSDLĐ không được sa thải lao động nữ với các lý do như:  kết hôn, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Ngoại trừ các trường hợp sau:

- Không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động lao động

-Là cá nhân chết, mất tích hoặc là đã chết, hoặc bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự

-NSDLĐ không phải là cá nhân và bị thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

3. Quy trình sa thải nhân viên tại doanh nghiệp

Quy trình sa thải nhân viên trong doanh nghiệp cần được thực hiện như sau:

Bước 1: NSDLĐ gửi thông báo họp xử lý kỷ luật lao động 

Gửi thông báo bằng văn bản về cuộc họp xử lý kỷ luật lao động cho Ban chấp hành công đoàn cơ sở/ trên cơ sở, người đại diện theo pháp luật của nhân viên nếu nhân viên dưới 18 tuổi. Thời gian gửi tối thiểu 5 ngày trước khi tiến hành cuộc họp.

Bước 2: Tổ chức họp sa thải NLĐ

Cuộc họp cần được tổ chức khi có mặt đủ các thành viên được gửi thông báo. Nếu đã 03 lần thông báo bằng văn bản, mà thành phần tham dự không có mặt thì có thể tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, trừ trường hợp nhân viên đó:

·         Đang nghỉ ốm đau, điều dưỡng, nghỉ việc được sự đồng ý của NSDLĐ

·         Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm là căn cứ sa thải

·         Lao động nữ đang mang thai, nghỉ thai sản, NLĐ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

·         Đang bị tạm giữ, tạm giam theo quyết định của cơ quan điều tra



Bước 3: Lập biên bản họp sa thải

Nội dung cuộc họp cần được lập biên bản và mọi thành viên tham gia đều phải đồng ý với nội dung trong biên bản khi kết thúc cuộc họp, nếu có thành viên nào ko đồng ý ký vào biên bản thì phải nêu ra lý do chính đáng.

Bước 4: Ban hành quyết định ngừng hợp tác với lao động

Tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 05/2015/NĐ-CP người giao kết hợp đồng lao động là người có thẩm quyền ra quyết định sa thải, ngưng hợp tác quan hệ lao động với nhân viên.

Bước 5: Thông báo quyết định sa thải nhân viên 

Các quyết định sa thải nhân viên cần được thông báo công khai trong thời hạn 6 tháng kể từ khi phát sinh hành vi vi phạm. Hoặc 12 tháng đối với các hành vi đó có liên quan trực tiếp đến tài chính, bí mật kinh doanh của doanh nghiệp. Quyết định ngưng hợp tác cần phải được gửi tới các thành phần tham dự họp xử lý kỷ luật nhân viên.

Có thể bạn quan tâm

Nhận xét

Bài đăng phổ biến