QUY ĐỊNH VỀ CÁCH TÍNH NGÀY CÔNG HƯỞNG LƯƠNG

Việc doanh nghiệp trả lương cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp là 1 điều tất yếu. Tuy nhiên tiền lương mà doanh nghiệp trả cho người lao động sẽ phụ thuộc thời gian và năng suất công việc.

Có nhiều cách tính lương mà các doanh nghiệp đang áp dụng hiện nay là tính lương theo công chuẩn hoặc tính lương dựa trên số ngày làm việc trong tháng.

Để tính được tiền người làm công tác tiền lương cần biết các tính ngày công để tính lương cho NLĐ chính xác.

tính ngày công

Theo căn cứ pháp lý:

Bộ luật lao động mới nhất năm 2019 tại Khoản 2 Điều 105 có quy định về thời giờ làm việc: 

“2. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.

Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.”

– Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBX hướng dẫn về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất

– Nghị định số 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động về trả lương

– Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện điều chỉnh về tiền lương của nghị định số 05/2015/NĐ-CP.

Theo đó ngày công chuẩn:

Ngày công chuẩn của thường được tính theo công thức sau:

Ngày công chuẩn = Số ngày của tháng-Ngày nghỉ hằng tuần- Ngày nghỉ phép (nếu có)

Theo đó công thức tính tiền lương tính theo ngày công sẽ như sau:

Lương tháng = Lương + Phụ cấp ( nếu có)/26 ngày công thực tế làm việc ( Doanh nghiệp tự quy định 26 hay 24 ngày)


1. Quy định về cách tính tiền lương cho người lao động

Đây là vấn đề mà hầu hết người lao động đặc biệt quan tâm khi đi làm. Việc tính lương cho người lao động đặc biệt đối với thời gian người lao động nghỉ việc riêng, nghỉ lễ tết hoặc nghỉ do ốm đau, thai sản…thì không có sự đồng nhất tại mỗi doanh nghiệp. Do mỗi doanh nghiệp sẽ có  lựa chọn cách tính lương khác nhau.

2. Quy định về cách tính ngày công trả lương

Tiền lương ngày được trả cho người lao động xác định trên cơ sở tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của pháp luật, sau đây là 1 vài hình thức trả lương:

  • Lương theo thời gian 
  • Lương theo doanh số
  • Lương khoán
  • Lương theo sản phẩm
ngày công

Xem thêm tại: bài ngày công chuẩn của tháng

 3. Ngày công tính lương được quy định như thế nào?

Theo điểm a Khoản 4 Điều 14 Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH thì:

“Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn, nhưng tối đa không quá 26 ngày”

Như vậy, ngày công trong một tháng của người lao động chỉ tối đa không quá 26 ngày thì đúng quy định của pháp luật.

4. Hướng dẫn các tính ngày công trong file Excel

Cấu trúc hàm WORKDAY.INTL

Cách tính ngày công = WORKDAY.INTL(start_date, days, [weekend], [holidays])

Theo đó thì:

  • Start_date: (Bắt buộc) là ngày bắt đầu.
  • Days: đối số bắt buộc, là số ngày làm việc trước hay sau start_date. Giá trị dương cho kết quả là một ngày trong tương lai, còn giá trị âm ngày trong quá khứ, nếu cho giá trị 0 là ngày bắt đầu.
  • Weekend: (Tùy chọn) đối số này cho biết các ngày nào trong tuần sẽ là ngày cuối tuần và sẽ không được coi là ngày làm việc: 1 là ngày nghỉ, 0 là ngày làm việc.
  • Holidays: (Tùy chọn) là một tập hợp tùy chọn bao gồm một hay nhiều ngày cần phải được trừ khỏi lịch ngày làm việc. 


Bài viết tham khảo:

Nhận xét

Bài đăng phổ biến