BẠN BIẾT LƯƠNG KHOÁN LÀ GÌ CHƯA?
Lương khoán là gì? theo quy định tại khỏa Khoản 1 Điều 96 Bộ luật Lao động năm 2019: lương khoán có thể hiểu là hình thức trả lương theo sản phẩm, theo thời gian hoặc là khoán.
Nói 1 cách cụ thể dễ hình dung là hình thức trả lương dựa trên khối lượng, số lượng và chất lượng công việc hoàn thành có thể tính theo thời gian (giờ), trên đơn vị sản phẩm, hoặc trên doanh thu, thậm chí là lãi gộp trong tháng. Tùy vào vị trí và tính chất công việc cũng như thời gian mà các DN sẽ có các hình thức trả lương cho NLĐ như: Lương khoán, lương theo thời gian, lương theo sản phẩm, lương/ thưởng theo doanh thu,…
Ý nghĩa của lương khoán
Lương khoán khá công bằng trong việc trả lương cho nhân viên ở các doanh nghiệp hiện nay. Bởi theo
hình thức khoán này thì NĐ chỉ nhận được lương khi họ hoàn thành được số lượng
công việc được giao. Thường thì khi doanh nghiệp thuê NLĐ trả lương khoán những
hợp đồng này chỉ mang tính thời vụ là chủ yếu.
Cách tính lương khoán
Lương khoán thường được tính với công thức như sau:
Lương khoán = Mức lương khoán x Tỷ lệ % sản phẩm hoàn thành
Hình thức trả lương khoán
Theo như quy định của bộ luật lao động thì giữa NLĐ và NSDLĐ
được phép thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm và lương
khoán theo điều kiện sản xuất kinh doanh, cơ sở về tính chất công việc. Theo Điều
54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì:
– Lương được trả cho NLĐ theo thời gian làm việc thực tế
theo ngày, tuần, tháng và giờ cụ thể:
+ Tiền lương tháng được trả cho 1 tháng mà NLĐ trên cơ sở hợp
đồng lao động
+ Tiền lương tuần được trả cho 1 tuần mà NLĐ trên cơ sở tiền
lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần
+ Tiền lương ngày được trả cho 1 ngày làm việc của NLĐ trên
cơ sở lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định
của pháp luật, nhưng vẫn đảm bảo 1 tháng NLĐ được nghỉ 4 ngày.
+ Tiền lương được trả cho 1 giờ làm việc của NLĐ trên cơ sở
tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong ngày theo quy định của
Bộ luật Lao động.
– Tiền lương theo sản phẩm căn cứ vào mức độ hoàn thành số
lượng, chất lượng sản phẩm theo định mức lao động và đơn giá sản phẩm được giao.
– Tiền lương khoán: là số tiền lương khoán được trả cho NLĐ,
căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành
Hình thức trả tiền lương sẽ được trả bằng tiền mặt hoặc trả
qua tài khoản ngân hàng của NLĐ.
Lương khoán có đóng Bảo hiểm không
Theo quy định của Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực từ ngày
1/1/2021 thì:
“ Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng
có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều
hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.”
Như vậy có nghĩa là hợp đồng khoán có nội dung thể hiện việc
làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì
được coi là hợp đồng lao động, và có trách nhiệm đóng bảo hiểm theo quy định.
Nhận xét
Đăng nhận xét