Những Sai Lầm Nào Thường Gặp Trong Việc Xây Dựng Kpi Cho Nhân Viên

 


KPI (Key Performance Indicator) Chỉ số đo lường hiệu suất được thể hiện qua các số liệu, tỷ lệ, chỉ tiêu định lượng. Tập hợp các tiêu chí đánh giá đo lường hiệu suất làm việc của một tổ chức, một cá nhân thực hiện mục tiêu đề ra trong một khoảng thời gian cụ thể.

1.Tại sao cần xây dựng KPI cho nhân viên

Trong tổ chức, đơn vị hay doanh nghiệp KPI được xây dựng ở nhiều cấp độ khác vừa làm mục tiêu vừa cũng như vừa làm thước đo cho tiến độ và kết quả công việc.

Việc sử dụng KPI để đánh giá các mục tiêu công việc nhằm:

  • Đảm bảo nhân viên thực hiện đúng công việc ở từng vị trí chức danh
  • Có thể đo lường cụ thể đánh giá hiệu quả thực hiện công việc
  • Góp phần làm cho việc đánh giá trở nên minh bạch, rõ ràng, công bằng và hiệu quả hơn…
  • Phát hiện ra các khiếm khuyết cải thiện kịp thời
  • Tạo động lực làm việc
  • Đảm bảo mục tiêu, tầm nhìn đúng như kỳ vọng
  • Nâng cao chất lượng hiệu quả thực hiện công việc
2.Phân loại KPI trong doanh nghiệp


Tùy theo cơ cấu, tổ chức bà đặc thù của doanh nghiệp mà sẽ có KPI khác nhau, nhìn chung thì có 2 loại như sau:

Mục tiêu mang tính chiến lược:  như tiền, lợi nhuận, doanh thu, thị trường… là những mục tiêu tác động trực tiếp đến sự sống còndoanh nghiệp.

Ví dụ: KPI doanh số  dự kiến 5 tỷ tháng và 60 tỷ mỗi năm, tuy nhiên nếu không đạt được mục tiêu đã nêu công ty sẽ bị ảnh hưởng nhiều về doanh thu, vòng tiền và các vấn đề khác liên quan…..

 Mục tiêu mang tính chiến thuật: là những hoạt động nhỏ nhằm giúp công ty đến được gần hơn với việc đạt mục tiêu chiến lược.

Ví dụ: mỗi tháng bộ phận tuyển cần phải đạt được 100 số lượng CV cho vị trí sale từ các kênh tuyển dụng mà mình phụ trách. Tuy nhiên, dù bộ phận tuyển dụng đạt được số lượng CV này thì chưa chắc đảm bảo rằng sẽ giúp công ty đạt được doanh số.

Như vậy, KPI này chỉ số mang tính đo lường chiến thuật đang được thực thi có tác động tới mục tiêu chiến lược ra sao.

3. Những sai lầm thường gặp khi xây dựng KPI cho nhân viên


Cùng tìm hiểu những sai lầm nào dễ gặp phải khi xây dựng KPI cho nhân viên mà doanh nghiệp gặp phải như sau: 

a. Không liên kết với mục tiêu chiến lược

KPI (Key Performance Indicator) đúng với tên gọi đây là những chỉ số đánh giá thực sự quan trọng. Các chỉ tiêu được xây dựng và theo dõi  dựa trên những tiêu chí mang tính chiến lược. Do đó, việ xây dựng và đánh giá không khớp với mục tiêu của doanh nghiệp sẽ gây lãng phí nguồn lực, tài nguyên và mang lại kết quả không như  kỳ vọng mong đợi.

b. Chỉ tập trung tới kết quả mà bỏ qua KPI dẫn dắt

Chẳng hạn như KPI là tăng tỷ lệ bán hàng của cửa hàng lên 20%, đây chỉ là chỉ số đánh giá kết quả còn nguyên nhân dẫn đến kết quả thì không được thể hiện thấy. Do đó số liệu này trở nên mông lung và khó để thực hiện nếu không xây dựng KPI các nguyên nhân bổ sung thêm. Ví dụ ở đây có thể là có các phiên bản sản phẩm mới hay trung ra thị trường các mẫu sản phẩm giới hạn… trong năm.

Doanh nghiệp nên cân bằng các chỉ tiêu KPI về kết quả và nguyên nhân để đảm bảo kết quả đầu ra như mong đợi 

c. Xây dựng KPIs cố định, không có sự cập nhật và tùy chỉnh theo thời gian

Như ví dụ đã nêu ở mục b,  chẳng hạn nếu thời gian đạt được kết quả đề ra cho cửa hàng là tăng 20% tỷ lệ bán hàng trong 3 tháng nhưng chỉ với 2 tháng là cửa hàng đã đạt mục tiêu, vậy thì lúc này DN sẽ làm gì? Vẫn giữ nguyên KPI cũ hay là tùy chỉnh kế hoạch cho phù hợp với đà phát triển đó?

Không một DN nào muốn giậm chân tại chỗ và lãng phí nguồn lực cả. Do đó, lựa chọn việc điều chỉnh KPI để phù hợp với tình hình thực tế là điều cần thiết, và ngược lại lúc khó khăn cũng vậy để đảm bảo nhân viên có thể xử lý được công việc hợp lý, hiệu quả.


Bài viêt tham khảo:

Nhận xét

Bài đăng phổ biến