Cách tính lương theo hình thức trả lương theo sản phẩm tại doanh
Ngoài các hình thức trả lương theo thời gian lương khoán thì hình thức trả lương theo sản phẩm cũng đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng, cụ thể là ở những doanh nghiệp sản xuất. Bài viết sau sẽ cung cấp 1 số thông tin liên quan đến cách tính lương theo sản phẩm tại doanh nghiệp như sau:
1.Tìm hiểu hình thức trả lương theo sản phẩm là gì?
Trả lương theo sản phẩm là hình thức người sử dụng lao động trả lương cho người lao động căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm mà người lao động làm ra, công việc hoàn thành đúng yêu cầu chất lượng theo quy định và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm, công việc đó.
Trên thực tế, hình thức trả lương theo sản phẩm có thể phân loại thành: Tiền lương theo sản phẩm trực tiếp và tiền lương theo sản phẩm gián tiếp.
- Tiền lương theo sản phẩm trực tiếp là: tiền lương phải trả cho người lao động trực tiếp theo số lượng sản phẩm hoàn thành đúng chất lượng và đơn giá tiền đã quy định, không phải chịu bất cứ một sự hạn chế nào.
-Tiền lương sản phẩm gián tiếp là: tiền lương trả cho người lao động gián tiếp ở các bộ phận sản xuất, như bảo dưỡng máy móc thiết bị. Tuy họ không trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng họ gián tiếp ảnh hưởng đến năng suất lao động trực tiếp. Vì vậy họ được hưởng lương dựa vào căn cứ kết quả của lao động trực tiếp làm ra để tính lương cho lao động gián tiếp. Tuy nhiên cũng còn có nhiều mặt hạn chế và không thực tế công việc.
>>> Dành cho bạn: Phần mềm quản lý, tuyển dụng nhân tài
2. Ưu nhược điểm của hình thức trả lương theo sản phẩm
a. Ưu điểm:
- Tiền lương theo sản phẩm có thưởng. Ngoài tiền lương người lao động còn được thưởng trong sản xuất, thưởng về tăng năng suất lao động, tiết kiệm vật tư tùy theo doanh nghiệp.
- Tạo khuyến khích người lao động hăng say làm việc, năng suất lao động tăng cao, có lợi cho doanh nghiệp cũng như đời sống của công nhân viên được cải thiện.
b. Nhược điểm:
Làm tăng chi phí nhân công trong giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Vì vậy, chỉ khi cần phải hoàn thành gấp một đơn đặt hàng, hoặc trả lương cho người lao động ở khâu khó nhất để đảm bảo tính đồng bộ cho sản xuất.
3. Các công thức tính lương
a. công thức lương theo sản phẩm trực tiếp
NS
Lsp = ∑ (Qi x Gi)
i = 1
Trong đó:
Lsp: tiền lương theo sản phẩm
Qi: số lượng sản phẩm loại i sản xuất ra
Gi: đơn giá tiền lương của sản phẩm loại i
i=1, n: loại sản phẩm người lao động sản xuất ra
b. công thức lương theo sản phẩm gián tiếp
Tiền lương của công nhân gián tiếp được tính là:
NS
Lgt = ∑ (Qi x Gig)
i = 1
Trong đó:
Lgt: tiền lương theo sản phẩm gián tiếp
Qi: số lượng sản phẩm loại i sản xuất ra
Gig: đơn giá tiền lương gián tiếp của sản phẩm loại i
i=1, n: loại sản phẩm người lao động sản xuất ra
>>> Tìm hiểu thêm: Đánh giá nhân viên định kỳ - Mẫu Checklist công việc dành cho quản lý
4. Trả tiền lương theo sản phẩm luỹ tiến
Ngoài tiền lương theo sản phẩm trực tiếp căn cứ vào mức độ hoàn thành định mức lao động để tính số tiền lương theo tỷ lệ luỹ tiến. Số lượng sản phẩm vượt định mức càng cao thì tiền lương tính thêm càng nhiều.
Tiền lương lũy tiến =Lấy số lượng sản phẩm x đơn giá + số lượng sản phẩm vượt định mức x với đơn giá tiền lương luỹ tiến quy định.
Với hình thức trả lương theo luỹ tiến này sẽ có có tác dụng khuyến khích nâng cao năng suất lao động nhưng chỉ nên áp dụng trong trường hợp đối với những công việc cần hoàn thành đúng thời hạn. Hoặc các công việc cần hoàn thành trong một thời gian ngắn. Tóm lại, chỉ nên áp dụng khi cần hoàn thành gấp một đơn đặt hàng nào đó vì nó sẽ làm tăng chi phí lao động cho doanh nghiệp.
Như vậy hình thức trả lương sản phẩm rất có ưu điểm đó là đảm bảo được nguyên tắc phân phối theo lao động, tiền lương gắn chặt với số lượng, chất lượng lao động. Do đó kích thích người lao động quan tâm dến kết quả lao động và chất lượng lao động của mình thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng sản phẩm. Nên có thể thấy hình thức tiền lương sản phẩm được áp dụng rộng rãi.
Nhận xét
Đăng nhận xét