TÌM HIỂU BIỂU MẪU ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN CHO DOANH NGHIỆP

đánh giá nhân viên

1. Các tiêu chí xây dựng mẫu đánh giá nhân viên tại doanh nghiệp

 a, Dựa theo năng lực của nhân viên

Thái độ làm việc có thể thay đổi ngay nếu không tốt, nhưng năng lực không phải là yếu tố thay đổi ngay lập tức được. Trải qua các quá trình rèn luyện, học tập, tích lũy một thời gian nhân viên mới xây dựng cho mình được các năng lực riêng.

Nên trong biểu mẫu đánh giá nhân viên sẽ có 3 tiêu chí đánh giá năng lực nhân viên như: Đánh giá theo mục tiêu hành chính, mục tiêu phát triển và mục tiêu hoàn thành công việc.

Trong đó, đánh giá theo:

  1. Theo mục tiêu hành chính: mức độ làm việc, hiệu quả công việc để đánh giá công việc có hoàn thành tốt không để làm cơ sở đề nghị, khen thưởng, biểu dương hoặc kỷ luật, nhắc nhở hay sa thải.
  2. Mục tiêu phát triển: dựa theo KPI của cá nhân nắm được mục tiên ngắn hạn mục tiêu dài hạn… từ đó có những hỗ trợ để nhân viên đạt kết quả cao trong công việc. Cũng như nhân viên nỗ lực hết mình cùng công ty xây dựng phát triển mục tiêu chung.
  3. Mục tiêu hoàn thành công việc: dựa vào khối lượng công việc được giao mà doanh nghiệp có thể đánh giá được năng lực của từng cá nhân
phần mềm nhân sự

b, Dựa vào thái độ làm việc

Một nhân viên có thái độ làm việc tốt họ sẽ biết thích nghi với môi trường sẵn sàng đương đầu mọi khó khăn trong công việc. Theo khảo sát thì 70% thái độ làm việc của một nhân viên sẽ quyết định kết quả thành công trong công việc họ đang làm. Trong biểu mẫu đánh giá nhân viên thái độ làm việc được thể hiện qua các tiêu chí sau:

  • Tính trung thực
  • Tính cẩn trọng, tỉ mỉ
  • Ham học hỏi
  • Tôn trọng khách hàng lẫn đồng nghiệp
  • Tính chuyên cần
  • Chủ động trong công việc

>>>Xem thêm: Giải pháp quản trị nguồn nhân lực

2. Xây dựng biểu mẫu đánh giá nhân viên như thế nào hiệu quả

đánh giá nhân viên

Để có 1 biểu mẫu đánh giá nhân viên hiệu quả, cần lưu ý một số việc sau đây:

  • Đánh giá thường xuyên: Việc đánh giá nhân viên hàng tháng giúp doanh nghiệp có thể nắm bắt hiệu quả cũng như tiến độ công việc. Quản lý và kiểm soát được trình trạng công việc có tồn đọng hay có vấn đề phát sinh nào cần xử lý tránh ảnh hưởng đến tình hình chung.
  • Thiết lập và quản lý Mục tiêu từng bộ phận
  • Đánh giá minh bạch, cụ thể và khách quan: đánh giá từ trên xuống, từ dưới lên, 360 độ...Sư công tâm luôn là yếu tố hàng đầu, nếu có 1 chút thiên vị không rõ ràng minh bạch sẽ gây ra những bất đồng trong nhân viên, làm ảnh hưởng đến công việc và văn hóa công ty.
  • Cảnh báo nhắc nhở đánh giá thực hiện đúng hạn, đúng chất lượng
  • Thiết lập các cách thức giao chỉ tiêu công việc linh hoạt theo các mô hình: gaio chỉ tiêu công việc hoặc mô hình thẻ điểm linh hoạt
  • Khen thưởng, khích lệ: đây luôn là động lực để nhân viên cố gắng, phấn đấu trong công việc.
  • Tự động kiểm tra tính nhất quán các chỉ tiêu từ bộ phận đến từng nhân viên. Giảm thiểu thời gian tính toán và ngăn chặn các yếu tố sai sót

Hy vọng bài viết chia sẽ này sẽ giúp doanh nghiệp có thêm những thông tin hữu ích trong việc đánh giá nhân viên tại đơn vị, doanh nghiệp của mình.

Tải một số biểu mẫu tham khảo

Bài viết tham khảo:

Nhận xét

Bài đăng phổ biến