TÌM HIỂU CÁC QUY ĐỊNH VỀ MẪU ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC KHÔNG LƯƠNG
1. Đơn xin nghỉ việc không lương?
Đây cơ bản là 1 văn bản hành chính do NLĐ được lập ra để xin
nghỉ việc không hưởng lương với đơn vị mình đang công tác. Thường được áp dụng
trong một số trường hợp có việc cá nhân đột xuất. Với số ngày nghỉ không hưởng
lương theo quy định của pháp luật và sự thỏa thuận giữ NLĐ và người sử dụng lao
động (NSDLĐ)
2. Quy định về nghỉ
việc không lương và chế độ lao động nữ nghỉ sinh không hưởng lương
Theo bộ luật lao động 2019, điều 115 về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau:
"1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương."
Như vậy, NLĐ được nghỉ việc không hưởng lương 1 ngày nếu:
ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết
hôn; hoặc anh, chị, em ruột kết hôn. NLĐ cần phải thông báo cho người sử dụng
lao động trước khi nghỉ. Trường hợp nếu muốn nghỉ nhiều hơn thời gian trên thì
NLĐ có thể thỏa thuận thêm với NSDLĐ
Xem thêm: Các thay đổi liên quan đến BHXH bắt buộc từ ngày 1/9/2021
Theo điều 139, Bộ Luật lao động năm 2019 thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ được quy định cụ thêt như sau:
"1. Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động."
Như vậy, lao động nữ sẽ được nghỉ chế độ thai sản không hưởng
lương trong 06 tháng. Sau thời gian trên, lao động nữ muốn nghỉ tiếp thì phải
thỏa thuận với NSDLĐ. Lao động nữ chỉ được hưởng chế độ thai sản do cơ quan
BHXH chi trả.
3. Cách viết đơn xin
nghỉ việc không lương
Về cơ bản NLĐ cần chú ý các nội dung chính sau:
·
Quốc hiệu, tiêu ngữ.
·
Tiêu đề đơn: ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC KHÔNG HƯỞNG LƯƠNG
·
Người nhận: điền thông tin về họ tên, chức vụ của
người nhận hoặc cơ quan/bộ phận tiếp nhận. Ví dụ: Ban Giám đốc, Phòng Hành
chính – Nhân sự, Phòng/ban làm việc
·
Người gửi: thông tin về họ tên, chức vụ của người
làm đơn.
·
Thời gian nghỉ phép không lương: ghi rõ nghỉ
phép không lương từ ngày…tháng…năm… đến ngày…tháng…năm…
·
Lý do nghỉ phép không lương: Ghi rõ lý do nghỉ
phép
·
Nội dung bàn giao công việc: ghi rõ công việc
bàn giao (công việc đang thực hiện dở, chưa thực hiện, đã hoàn thành,…), đề xuất
người tiếp nhận (ghi rõ họ tên, chức vụ, phòng/ban đang công tác).
·
Ký rõ họ và tên người làm đơn.
4. Tải mẫu đơn xin
nghỉ phép không lương
Thông qua bài viết này, chúng tôi hy vọng bạn sẽ có thêm
thông tin và nắm rõ hơn những quy định về nghỉ việc không lương cũng như cách
viết đơn xin nghỉ không lương chuẩn nhất.
Bài viết tham khảo:
- Top 5 phần mềm quản lý nhân sự miễn phí tốt nhất
- Giải pháp quản trị nguồn nhân lực – sureHCS
- 03 chính sách BHXH, BHTN hỗ trợ NLĐ, DN khó khăn trong mùa covid
- Quản lý Hồ sơ nhân viên-Chấm công-Tính lương-Thuế TNCN-Bảo hiểm.
- Hệ thống Đào tạo trực tuyến và Phát triển năng lực nhân viên.
- Cổng thông tin Dịch vụ Nhân sự dành cho nhân viên
- Hệ thống Phân tích dữ liệu Nguồn Nhân lực tuỳ biến
Nhận xét
Đăng nhận xét