Bảng tiêu chuẩn công việc là gì? Có khác biệt gì giữa mỗi ngành nghề?

 Bạn có từng sử dụng bảng tiêu chuẩn công việc chưa? Hay bạn đã từng nghe đến Bảng tiêu chuẩn công việc? Vậy văn bản này có công dụng gì, và tại sao cần sử dụng nó. Mời bạn theo dõi tiếp nội dung dưới đây nhé.

I.             Bảng tiêu chuẩn công việc là gì

Nói một cách đơn giản, Bảng tiêu chuẩn công việc là văn bản thống nhất, tập hợp những nội dung liên quan đến yêu cầu của quản lý với nhân viên nhân công việc. Hay có thể hiểu là bảng mô tả những tiêu chuẩn cơ bản, cần thiết đối với người nhân viên.
>>> Xem thêm: Chuyển đổi số doanh nghiệp dễ dàng với CoDX

Trong bảng tiêu chuẩn công việc thường thì sẽ bao gồm nhiều phần, tùy thuộc vào nhu cầu của người quản lý. Tuy nhiên, có điểm chung của những bản Tiêu chuẩn công việc hiện nay là những tiêu chuẩn liên quan đến trình độ học vấn, chuyên môn của người nhân viên. Bên cạnh đó, những yêu cầu đối với công việc mà người nhân viên cần thực hiện. Và đề cập cả những yêu cầu đối với kinh nghiệm làm việc của nhân viên tương ứng với vị trí công việc đó. Và một số yêu cầu khác tùy vào vị trí công việc và văn hóa doanh nghiệp.

II.             Nội dung của bảng tiêu chuẩn Công việc

Tại nhiều doanh nghiệp, bất kể vị trí nào cũng cần có những tiêu chuẩn nhất đinh. Không phải những công việc dễ dàng thì không cần có tiêu chuẩn. Vì thế, ở mỗi vị trí, người quản lý cần đưa ra những nội dung, mục nhất định trong quản lý dự án.
Thứ nhất là bạn nên xác định tiêu chuẩn đối với trình độ văn hóa của người nhân viên. Thường thì tiêu chuẩn này dựa vào cấp học của người nhân viên, tuy nhiên không hoàn toàn đúng như thế. Bởi vì trên thực tế hiện nay, tuy không được có điều kiện học chính thức. Nhiều người vẫn tự mình đọc sách, bổ sung những kiến thức cho chính bản thân họ. Vì thế, họ thường có hiểu biết rộng và khá sâu. Và bạn cần cân nhắc để đưa ra các yêu cầu không quá khắt khe.


>>> Xem thêm: Mạng xã hội doanh nghiệp là gì?

Về trình độ chuyên môn cũng thế. Bạn có thể kiểm tra thông qua bằng cấp. Nhưng nếu nhân viên có kinh nghiệm được học hỏi qua quá trình làm việc thực tế. Thì người quản lý, tạo tiêu chuẩn, duyệt nhân viên nên linh hoạt trong việc đặt ra tiêu chuẩn.
Các kỹ năng cần thiết hay kiến thức bổ trợ như trình độ tin học, cách sử dụng vận hành công nghệ và cả trình độ ngoại ngữ. Chúng quan trọng tùy thuộc vào tính chất công việc của doanh nghiệp đó.

Một yếu tố cần quan tâm đó là tiêu chuẩn về kinh nghiệm làm việc ở vị trí tương đương. Điều này phổ biến ở nhiều bảng tiêu chuẩn công việc của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng như những nội dung trên, CoDX gợi ý cho bạn những điểm cân nhắc nhất định trong việc đặt tiêu chuẩn để giao đúng công việc cho người phù hợp.

Bên cạnh đó, các yếu tố như sức khỏe hay tuổi tác cũng luôn được quan tâm trong bảng tiêu chuẩn công việc. Với vị trí công việc nào cũng cần có sức khỏe ổn mới có thể hoàn thành công việc tốt. Với những công việc nặng nhọc, cần sức bền thì bạn nên chú ý đưa ra tiêu chuẩn sức khỏe phù hợp.

Một điều đặc biệt CoDX luôn chú ý trong việc đưa ra tiêu chuẩn công việc đó là Thái độ làm việc. Có lẽ điều này là quan trọng nhất trong tiêu chuẩn chọn người giao việc. Bởi vì nếu thái độ làm việc thiếu độ trách nhiệm thì có lẻ vị trí đó sẽ không mang lại kết quả không tốt.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến